Logo

    Tìm kiếm: làng nghề truyền thống

    58 kết quả được tìm thấy

    Du khách nước ngoài trải nghiệm tại làng nghề thêu ren Văn Lâm.

    Đưa trải nghiệm làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

    Điểm đến-

    Hiện nay, các tour du lịch cộng đồng kết hợp với trải nghiệm làng nghề truyền thống đang được nhiều khách du lịch ưa chuộng. Tại xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), làng nghề thêu ren thôn Văn Lâm với hoạt động trải nghiệm thêu ren đã thu hút được nhiều khách quốc tế.

    Đá Tâm Nguyện góp phần quan trọng giữ gìn và phát triển làng đá truyền thống Ninh Vân.

    Đá Tâm Nguyện-Tự hào mang đá mỹ nghệ Ninh Bình vươn xa

    Rao vặt-

    Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh thắng hùng vĩ và lịch sử lâu đời, mà còn được biết đến là cái nôi của nghề đá mỹ nghệ truyền thống. Trong suốt nhiều thế kỷ, nghề chế tác đá đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân nơi đây. Nổi bật trong số các doanh nghiệp gìn giữ và phát triển ngành nghề này chính là Đá Tâm Nguyện - một tên tuổi tiên phong uy tín trong việc đưa đá mỹ nghệ Ninh Bình vươn xa, góp phần khẳng định thương hiệu của làng nghề truyền thống khắp cả nước.

    Bảo tồn các làng nghề truyền thống: Sự góp sức của những người thợ trẻ

    Bảo tồn các làng nghề truyền thống: Sự góp sức của những người thợ trẻ

    Xã hội-

    Học nghề để thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm không chỉ giúp các lao động trong làng nghề truyền thống "sống khỏe" được bằng nghề, mà đó còn là cách để bảo tồn, khôi phục, quảng bá tinh hoa văn hóa của làng nghề đến với bạn bè ngoại tỉnh và trên thế giới. Đó là cách mà nhiều địa phương nỗ lực thực hiện trong nhiều năm qua.

    Bảo tồn, phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới

    Bảo tồn, phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới

    Nông nghiệp-

    Làng nghề truyền thống tại Ninh Bình là những làng nghề có lịch sử lâu đời, được nối tiếp qua nhiều thế hệ và có cùng tổ nghề. Nơi đây hội tụ cả không gian văn hóa gắn với sinh kế của người dân bản địa. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống của tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

    Bún tươi Yên Thịnh - Làng nghề nức tiếng, tuổi đời trăm năm

    Bún tươi Yên Thịnh - Làng nghề nức tiếng, tuổi đời trăm năm

    Xã hội-

    Nằm ở phía Bắc của huyện Yên Mô, thôn Yên Thịnh, xã Khánh Dương nằm lọt giữa cánh đồng lúa phì nhiêu, ven sông Vạc hiền hòa. Nơi đây có làng nghề truyền thống làm bún gạo tươi từ bao đời nay và đã được tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2008. Không ai biết nghề này có từ khi nào. Các cụ chỉ biết sinh ra là đã thấy có nghề rồi và từ đó truyền nối nhau, gìn giữ, phát triển. Làm bún vốn là một nghề vất vả, để tạo ra được những sợi bún thơm ngon lại càng vất vả hơn.

    Độc đáo gốm Gia Thủy

    Độc đáo gốm Gia Thủy

    Ảnh-

    Làng nghề gốm Gia Thủy nằm trên địa phận xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là làng nghề truyền thống có tuổi đời hơn 50 năm. Năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay gốm Gia Thủy vẫn đứng vững và càng ngày càng phát triển mạnh.

    Các làng nghề truyền thống tấp nập vào Tết

    Các làng nghề truyền thống tấp nập vào Tết

    Nông nghiệp-

    Gần đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không khí sản xuất, kinh doanh tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh càng thêm nhộn nhịp, tấp nập. Nhiều chủ cơ sở sản xuất phải tìm thêm lao động mùa vụ khi lượng hàng hóa bán ra gấp đôi, gấp ba ngày bình thường… Mặc dù bận rộn, vất vả hơn, song ai cũng cảm thấy vui vẻ, yên tâm vì sự thịnh vượng của nghề mà mình đã chọn.

    Tập huấn kỹ năng du lịch cộng đồng, mở rộng sinh kế cho làng nghề truyền thống ở huyện Kim Sơn

    Tập huấn kỹ năng du lịch cộng đồng, mở rộng sinh kế cho làng nghề truyền thống ở huyện Kim Sơn

    Kinh tế-

    Sáng 30/11, tại xã Đồng Hướng (Kim Sơn), Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức lớp tập huấn "Kỹ năng du lịch cộng đồng, hỗ trợ mở rộng sinh kế cho làng nghề truyền thống ven biển Bắc Bộ" cho gần 40 nông dân là những thợ thủ công đang làm nghề cói trên địa bàn.

    Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

    Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

    Nông nghiệp-

    Trên địa bàn tỉnh hiện có 75 làng nghề được công nhận, trong đó có 4 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 59 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 11 làng nghề kinh doanh sinh vật cảnh; 1 làng nghề nề xây dựng. Việc triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong những năm qua đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương.

    Du lịch làng nghề: Để lối nhỏ thành đường

    Du lịch làng nghề: Để lối nhỏ thành đường

    Du Lịch-

    Làng nghề không chỉ nuôi sống người dân ở một số vùng nông thôn mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán của từng nhóm cộng đồng người. Chính vì vậy, du khách tìm về các làng nghề không chỉ tìm hiểu lịch sử, nét văn hóa, kiến trúc hay mua sản phẩm mà thông qua đó còn cảm nhận được sự bền bỉ, sáng tạo của bao thế hệ được hun đúc trong lao động. Ngày nay, phát triển du lịch làng nghề truyền thống được xem là triển vọng trong thời kỳ hội nhập sâu với thế giới.

    Để làng nghề mộc Phúc Lộc phát triển bền vững

    Để làng nghề mộc Phúc Lộc phát triển bền vững

    Xã hội-

    Làng nghề mộc Phúc Lộc (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) là một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng và mỹ nghệ bằng gỗ. Làng nghề ra đời cách đây hàng trăm năm, phát triển theo hướng cha truyền, con nối và được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam.

    Ninh Vân chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

    Ninh Vân chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

    Công nghiệp-

    Là địa phương có nguồn tài nguyên núi đá vôi với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ, xã Ninh Vân (Hoa Lư) đã tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, trên cơ sở đó chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân khi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    Gia Vượng: Giữ hồn quê từ nghề nón lá

    Gia Vượng: Giữ hồn quê từ nghề nón lá

    Văn Hóa-

    Xã Gia Vượng (huyện Gia Viễn) nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống đã mấy trăm năm. Hiện nay, trước sự phát triển du lịch của tỉnh, xã đang có chiến lược phát triển quảng bá làng nghề gắn với du lịch, coi đây là hướng đi mới trong công tác bảo tồn làng nghề truyền thống của địa phương.

    Nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển làng nghề

    Nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển làng nghề

    Công nghiệp-

    Từ năm 2005 đến năm 2018, tỉnh Ninh Bình đã công nhận 1 làng nghề truyền thống, 81 làng nghề và 2 nghề truyền thống. Sau khi được công nhận, hầu hết các làng nghề tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa số các làng nghề có hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

    Gặp những nữ nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy

    Gặp những nữ nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy

    Xã hội-

    Tháng Ba, nắng dịu nhẹ, chúng tôi trở lại thăm làng nghề gốm Gia Thủy (huyện Nho Quan). Không nhộn nhịp, ồn ã, chẳng có nước thải hay khói bụi như những làng nghề truyền thống khác, làng gốm Gia Thủy hiện ra mộc mạc, sạch sẽ. Theo cách lý giải của những người thợ làm gốm, làng nghề sạch sẽ, ngăn nắp ấy là bởi có sự chăm chút, chỉn chu của những người phụ nữ- đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong số thợ gốm ở đây.

    Phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch

    Phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, lại có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê của Sở Công thương, hiện toàn tỉnh có 76 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí. Có những làng nghề phát triển hàng trăm năm nay như: Làng nghề thêu ren Ninh Hải, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, các làng nghề cói Kim Sơn... Các làng nghề sẽ là điểm đến của du khách để tìm hiểu các sản phẩm tinh xảo được chế tác khéo léo bằng thủ công gắn với lịch sử của các làng nghề, đồng thời hỗ trợ để nâng cao giá trị các tuyến, tour du lịch của tỉnh.

    Nhiều hoạt động văn hóa về đêm thu hút khách du lịch

    Nhiều hoạt động văn hóa về đêm thu hút khách du lịch

    Văn Hóa-

    Nằm trong chuỗi hoạt động tuần du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch đặc sắc: phố đi bộ và khu chợ ẩm thực đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đổ về đây để được thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng quê, món quà lưu niệm của các làng nghề truyền thống, những tiết mục nghệ thuật hát chèo, xẩm, biểu diễn múa rối nước .... sẽ diễn ra từ ngày 9/6 đến hết ngày 16/6/2018.

    Cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất

    Cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất

    Giải trí-

    Nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống, người dân xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã có ý tưởng tạo dựng cây thông Noel được làm từ 6.000 chiếc nồi đất.

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn

    Kinh tế-

    Ninh Bình là tỉnh có thế mạnh về các nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều làng nghề có lịch sử hàng trăm năm. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, làng nghề đã đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế... Do vậy, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là gìn giữ yếu tố văn hóa mà còn có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long